Vào thời điểm mà Phala Mainnet sắp ra mắt, giờ là lúc thích hợp để giải thích Phala là gì và tại sao chúng tôi tin rằng nó cung cấp dịch vụ đám mây thế hệ mới thiết yếu cho Web và hơn thế nữa.
Chính xác thì Phala là gì
Về cốt lõi, Phala là 1 hệ thống điện toán đám mây, mạng này 1) cung cấp sức mạnh điện toán tương đương với các dịch vụ đám mây hiện có, nhưng cũng 2) bảo vệ quyền riêng tư của các chương trình được quản lý (tức là trạng thái nội bộ của chương trình và tương tác của người dùng sẽ không công khai hiển thị), và 3) duy trì các thuộc tính của một blockchain là an toàn và tin cậy. Phala kết hợp một mạng P2P gồm các phần cứng đã được tin cậy chạy các phần mềm mã nguồn mở đã được xác minh (thời gian chạy Phala) với một blockchain để bổ sung khả năng bảo mật. Tất cả các hoạt động điện toán trên Phala không cần có sự quản lý tập trung hoặc hệ thống kiểm soát dữ liệu: Mạng Phala chỉ đóng vai trò trung gian giữa sức mạnh điện toán và người dùng, với blockchain giữ cho các giao dịch có tính trật tự và đảm bảo sự bảo mật.
Phala không đơn giản chỉ là một nền tảng hợp đồng thông minh. Bạn có thể chạy các chương trình tùy chỉnh trên Phala, bao gồm cả các hợp đồng thông minh tự trị và các chương trình hoàn chỉnh Turing thông thường có thể được cập nhật và duy trì ngay cả sau khi chúng được triển khai trên hệ thống. Phala kết hợp các phần tốt nhất của Web 2.0 và Web 3.0, hiệu suất của các chương trình tập trung và quyền riêng tư đáng tin cậy của các ứng dụng được phân phối. Nhưng có một khía cạnh nữa của Phala: đó là đóng vai trò là cơ sở hạ tầng cho việc trao đổi dữ liệu lớn giữa các bên mà không cần có sự tin tưởng lẫn nhau vì dữ liệu có thể được sử dụng (ví dụ: cho máy học hoặc quản lý danh tính người dùng) mà không bị tiết lộ.
Tóm lại, Phala bao gồm hai loại nút:
• Nhân viên TEE (TEE Workers)
• Người gác cổng (Gatekeepers)
Các chức năng của thợ đào PoW được phân chia giữa việc xử lý các giao dịch của người dùng (nhân viên TEE) và việc duy trì và xác thực chuỗi khối blockchain (Người giữ cổng).
Nhân viên TEE vận hành phần cứng đảm bảo mã và dữ liệu ở bên trong được bảo vệ 1 cách bảo mật và toàn vẹn. Cái gọi là TEEs (Môi trường thực thi tin cậy), bộ xử lý chống giả mạo, được kết nối từ khắp nơi trên thế giới. Nhân viên TEE tương tự như các thợ đào Bitcoin và Ethereum ở chỗ bất kỳ ai cũng có thể tham gia bằng cách kết nối với mạng Phala, nhưng khác ở chỗ các yêu cầu phần cứng thân thiện với người dùng hơn. Hầu hết các máy tính cá nhân hiện nay đều có khả năng TEE để kết nối với Phala và chạy mã. Đây là một đặc tính quan trọng để duy trì sự phân quyền, đó là chìa khóa giúp Phala hoạt động mạnh mẽ và chống lại sự kiểm soát.
Người gác cổng chạy các nút giúp duy trì các chuỗi khối trong hệ thống Phala. Họ quản lý kết nối giữa người dùng và nhân viên TEE để đảm bảo tính bảo mật trên mỗi tương tác. Người gác cổng liên tục xác minh rằng phần cứng và phần mềm của nhân viên không bị sửa đổi và an toàn, xử lý việc luân chuyển công nhân và sự nhân rộng, đồng thời quản lý trạng thái của họ bằng cách ghi lại đầu vào và đầu ra để duy trì trật tự mà không tiết lộ nội dung. Tuy nhiên, những người gác cổng không có quyền truy cập vào các đầu vào và đầu ra thực tế đó, công nhân TEE cũng vậy — chỉ phần mềm bên trong TEE mới có thể.
Blockchain của Phala rất nhẹ so với các blockchain hoàn chỉnh khác như Ethereum, Tezos hoặc EOS vì thay vào đó, tất cả việc tính toán đều diễn ra trong TEE.
Tại sao lại là TEEs?
Một trong những tính năng hấp dẫn nhất được giới thiệu khi thực thi các chương trình trong TEE là chúng ta có thể xác minh tính hợp lệ của các thay đổi trạng thái của chúng mà không cần tiết lộ bất kỳ dữ liệu nào. Đồng thời, hiệu suất của TEE tốt hơn nhiều so với các nền tảng hợp đồng thông minh hiện có, vì các chương trình được thực thi trực tiếp bằng phần cứng thay vì máy ảo. Lợi thế về tốc độ xử lý như vậy cho phép Phala chạy không chỉ các hợp đồng thông minh đơn giản mà còn cả các ứng dụng Web 2.0 vốn rất phức tạp và chiếm khối lượng công việc lớn vốn được coi là chỉ phù hợp với các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tập trung như AWS và Azure, ví dụ: máy học, phân tích Big data và các mô phỏng phức tạp.
Mặt khác, chúng tôi nhận thức rõ rằng TEE không phải là viên đạn bạc cho tất cả các rủi ro bảo mật. Chúng tôi kết nối TEE với một blockchain phi tập trung để khắc phục một số “điểm yếu tự nhiên” của nó, bao gồm việc giảm thiểu bất kỳ rủi ro nào về lỗi phần cứng (chủ yếu là lý thuyết) và các điểm lỗi đơn lẻ bằng cách đảm bảo các nhân viên worker chạy các tính toán thông qua các phần mềm không độc hại và mã nguồn mở với nhiều bản sao. Mạng này cũng có khả năng chống thông đồng, có nghĩa là mạng này có khả năng chống lại sự thông đồng hoặc lạm dụng quyền lực của những người khai thác theo những cách khác. Chỉ những thiết bị đã được xác minh mới có thể chạy những phần mềm cập nhật nhất và được phép kết nối với Phala thông qua một giao thức kiểm tra bảo mật và luân chuyển công việc, do người gác cổng duy trì. Hơn nữa, Phala cố gắng cung cấp một chuỗi công cụ, dựa trên Rust và WebAssembly, để các nhà phát triển của chúng tôi dễ dàng xây dựng các chương trình đáng tin cậy và hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết này để tìm hiểu thêm về cách Phala giải quyết các thách thức bảo mật.
Tóm lại, có thể xem Phala như một đám mây điện toán toàn cầu vô cùng bảo mật. Chúng tôi tin rằng đây là một bước tiến quan trọng trong chức năng của các đám mây công cộng, mang lại khả năng trao đổi dữ liệu lớn giữa các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ.
Tại sao lại là một đám mây điện toán chứ không chỉ là một nền tảng hợp đồng thông minh?
Như đã trình bày ngắn gọn ở trên, chức năng của Phala hướng tới các dịch vụ điện toán tổng quát thay vì các chuỗi khối “truyền thống”. Điều này có nghĩa là Phala không bị giới hạn nó trong các trường hợp sử dụng blockchain hiện có, nhưng cố gắng phục vụ các nhu cầu rộng hơn về việc thực thi các dịch vụ internet trustless và các nhiệm vụ điện toán khác.
Một đám mây toàn cầu / công khai minh bạch và phi tập trung đảm bảo rằng những người thực thi nó (trong trường hợp của Phala, đó là những người gác cổng và công nhân điều hành “hệ điều hành” Phala có nguồn mở và có thể kiểm tra được) không thể giả mạo quy trình công việc hoặc dữ liệu của người dùng theo cách có thể chứng minh được. Mọi thứ về đám mây phi tập trung này đều minh bạch ngoại trừ việc xử lý dữ liệu người dùng. Các đối thủ cạnh tranh khác như Google, Alibaba hoặc Microsoft không thể hứa hẹn các thuộc tính giống nhau mặc dù họ chạy các dịch vụ dựa trên TEE tương tự, vì máy chủ của họ được lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu tập trung. Vì vậy, chúng tôi tin tưởng rằng Phala có thể vượt qua rào cản này và trở thành một đám mây bảo vệ quyền riêng tư có tiềm năng lớn.
Sự chuyển đổi kỹ thuật số đang hình thành trước mắt chúng ta đi kèm với những tác động to lớn đối với các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Sự gia tăng của 5G, sự mở rộng của IoT, các công nghệ trí tuệ nhân tạo khác và việc chuyển đổi sang các giải pháp dựa trên đám mây cho các doanh nghiệp, cá nhân, các thiết bị thông minh đều tạo ra nhu cầu lớn cho việc lưu trữ, theo dõi, kết nối, trao đổi và quan trọng nhất là xử lý số lượng lớn Dữ liệu.
Dữ liệu không thể được kết nối với nhiều nhà cung cấp dịch vụ nữa, cả doanh nghiệp và cá nhân cần có khả năng giao dịch trong nền kinh tế kỹ thuật số mới này bằng cách sử dụng dữ liệu của họ. Tuy nhiên, các chính phủ cần đảm bảo rằng các giao dịch đó tuân thủ các quy định của địa phương và toàn cầu. Những thay đổi này đang diễn ra trong thời gian thực. Và cho đến nay, không có giải pháp trung gian nào tồn tại để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các công nghệ trên Web kết hợp với quyền riêng tư của doanh nghiệp và cá nhân với nhu cầu đảm bảo sự an toàn của xã hội. Thế giới đang dịch chuyển sang điện toán đám mây, nhưng cơ sở hạ tầng hiện tại không giải quyết được những thách thức mà nó tạo ra. Và Phala chính là giải pháp.
Tầm nhìn của Phala
Để ngăn chặn các kịch bản Orwellian hoặc chống đối-vô chính phủ về một tương lai kỹ thuật số lạc hậu, chúng ta cần công nghệ để duy trì cấu trúc của các thể chế xã hội đã được thiết lập và cung cấp sự kiểm tra và cân bằng trong lĩnh vực kỹ thuật số, thay vì phá vỡ hoặc nhào nặn chúng. Phala có thể giải quyết những thách thức này. Chúng tôi hình dung ra nhiều trường hợp sử dụng trong đó các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ có thể sử dụng một giao thức duy nhất đảm bảo cả quyền riêng tư và sự tin cậy giữa chúng. Cũng giống như Bitcoin đã giúp tạo ra sự khan hiếm kỹ thuật số có thể xác minh được, Phala giúp tạo ra các phép tính chính xác có thể xác minh được, đồng thời giữ chúng ở chế độ riêng tư.
Chúng tôi cũng muốn cho phép phần mềm trên đám mây Phala tuân thủ các quy định nhạy cảm về quyền riêng tư khác nhau giữa các khu vực pháp lý trong khi vẫn duy trì các thuộc tính được quảng cáo. Lấy một ví dụ cụ thể về điều này, dự án pDiem sẽ sớm ra mắt. Nó là một lớp riêng tư được xây dựng trên Diem (trước đây là Libra, do Facebook đề xuất) để kết nối nó với các blockchain khác và cho phép sử dụng tiền tệ giống như tiền mặt trong khi vẫn tuân thủ AML / CFT trên cơ sở giao thức.
Chúng tôi sẽ phát hành Phala và cung cấp phần thưởng để hê thống ra đời, nhưng sẽ tùy thuộc vào các bên liên quan trong tương lai để xuất hiện và xác định các quy tắc cho nó. Team Phala chỉ nắm giữ 5% nguồn cung Phala và sẽ phân phối từng phần theo thời gian. Là một dự án được xây dựng trên Polkadot, chúng tôi sẽ có một hệ thống quản trị trên chuỗi, và những ai sở hữu đồng PHA sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến bất kỳ nâng cấp nào đối với hệ thống. Là thành viên của Linux Foundation’s CCC (Confidential Computing Consortium) và Chương trình Substrate Builders, Phala sẽ giúp các nhà phát triển khác tìm hiểu và phát triển khả năng của họ.
Với 2 khoản tài trợ từ Web3 Foundation, chúng tôi cũng đang xây dựng hai ứng dụng đầu tiên của công nghệ Phala, lên kế hoạch tạo nguồn mở cho chúng khi phát hành và giữ chúng làm điểm chung của mạng. Một là Web3 Analytics — một nền tảng giống như Google Analytics kết nối các nhà cung cấp dữ liệu, trang web và ứng dụng với người dùng hoặc chủ sở hữu dữ liệu khác trên internet như thiết bị thông minh hoặc cơ sở dữ liệu độc lập — với các công cụ / sản phẩm phân tích khác nhau.
Tính năng cốt lõi của nó là cho phép các kênh end-to-end đưa ra kết quả phân tích mà không tiết lộ dữ liệu đầu vào ban đầu. Nó khác với Google Analytics ở chỗ nó được tổng quát hơn, cho phép người sử dụng dữ liệu bên thứ ba hoặc nhà cung cấp dịch vụ phân tích tự xác định mục đích của họ trong khi xác minh rằng phần mềm này không được sử dụng để theo dõi các nhà cung cấp dữ liệu. W3A sẽ hoạt động với cơ sở hạ tầng Web 2.0 cũng như các mạng Web 3.0 phi tập trung như Ethereum, IPFS và Polkadot. Đi tới bảng điều khiển demo này và đọc bài viết này để tìm hiểu thêm về nó.
Trường hợp sử dụng thứ hai là pDiem, mà chúng tôi đã đề cập trong phần bên trên. Tiện ích cốt lõi của nó là cung cấp quyền cơ bản về quyền riêng tư tài chính cho gần 3 tỷ người dùng Facebook. Chi tiết cụ thể sẽ được công bố sau.
Đây mới chỉ là khởi đầu của Phala vì thế hãy theo dõi chúng tôi!
Tài liệu: https://wiki.phala.network/en-us/docs/
Whitepaper: https://files.phala.network/phala-paper.pdf
Economic Whitepaper: https://files.phala.network/phala-token-economics-en.pdf
Phala là gì
Phala Network là một nền tảng hợp đồng thông minh nhẹ, mạnh mẽ và an toàn, chạy các hợp đồng trên các phần cứng được tin cậy bên trong bộ xử lý, tạo ra một đám mây điện toán bảo mật mới với dịch vụ và điện toán riêng cho cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp.
Phala Network sẽ là một công cụ hỗ trợ trên Polkadot và là giải pháp cho nhu cầu về quyền riêng tư trongthế hệ tiếp theo. Thành viên của Confidential Computing Consortium (CCC). Phala cũng nhận được khoản tài trợ của quỹ Web3 Foundation.
Để biết thêm thông tin vềdự án Phala Network
- Join nhóm Telegram của Phala Việt Nam: Telegram: Contact @phalanetworkvietnam